Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Xử lý nước nhiễm asen

Xử lý nước nhiễm asen bằng công nghệ nano cacbon

Các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng thành công vật liệu lọc cacbon nano để chế tạo thiết bị lọc nước nhiễm asen. Điều này sẽ giúp hàng chục triệu người dân tránh các nguy cơ nhiễm asen do sử dụng nguồn nước bẩn.
Theo ước tính của tổ chức Unicef, tại Việt Nam hiện nay, số người có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với thạch tín lên tới 10 triệu người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng châu thổ sông Hồng có nhiều giếng khoan có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như tiêu chuẩn Việt Nam. Những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là Hà Nam, Nam Hà Nội, Hà Tây (cũ), Nam Định, Ninh Bình. Mức độ ô nhiễm Asen ở tỉnh Hà Nam là cao nhất so với cả nước (50,2% số giếng khoan ở Hà Nam có nồng độ Asen trên 0,05 mg/l).
Tuy nhiên tại các vùng nông thôn thì công nghệ xử lý nước theo kiểu truyền thống vẫn lạc hậu, đơn giản như sử dụng bể lọc cát, đá sỏi, bể chứa nước mưa nên người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ăn uống không đảm bảo chất lượng.
Sự phơi nhiễm trong thời gian dài đối với nước nhiễm Asen có thể làm con người bị mắc bệnh gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe như: mụn loét, thối hoại và các dạng ung thư. Sau khoảng 12 năm ung thư phát triển bao gồm ung thư da, ung thư các bộ máy tiêu hóa, tiết niệu và gan. Bị nhiễm Asen ở mức độ thấp có những triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu bị giảm, rối loạn nhịp tim, mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng đến thai nhi, thời kỳ thai nghén rất có thể bị chấm dứt sớm vì Asen có thể thâm nhập qua nhau thai.
Để giải quyết vấn đề nước bị ô nhiễm Asen trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu. Một trong những nghiên cứu đó là ứng dụng công nghệ Nano về xử lý nước trong đó có xử lý nước bị nhiễm Asen. Công nghệ Nano đang trở thành một lĩnh vực khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số bất cập của các thiết bị xử lý nước truyền thống.
Công nghệ nano vào xử lý nước nhiễm asen
Trước thực trạng trên, các nhà khoa học thuộc Viện Nước, Tưới tiêu & Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thông qua việc hợp tác với Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã ứng dụng vật liệu Nano để thiết kế, chế tạo thiết bị lọc nước bị nhiễm Asen phục vụ cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam. 
Mặc dù trước đó đã có một số công trình nghiên cứu thành công và ứng dụng lọc Nano trong quy trình xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên vật liệu Nano từ Cacbon được nghiên cứu và ứng dụng trong đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị ứng dụng vật liệu Nano để xử lý nước có nhiễm Asen phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn”.
PGS.TS Hà Lương Thuần - Nguyên Viện trưởng Viện Nước, Tưới tiêu & Môi trường - chủ nhiệm đề tài cho biết với thiết bị lọc nước nhiễm asen sử dụng vật liệu lọc nano đã đạt được những tính năng ưu việt như: Có khả năng lọc những hạt rất nhỏ cỡ nanomét (10-9 nm), giống như màng, màng lọc theo diện tích còn lọc nano theo thể tích. Khả năng hấp phụ, nó giữ những hạt nhỏ bên trong thể tích của nó. Và khả năng lọc sạch nước khỏi vi khuẩn, vi rút các kim loại nặng. Khi lọc nano có kết hợp nano bạc nó có khả năng khử trùng và ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Thiết bị này cũng đã được thử nghiệm để lọc nước giếng khoan tại quy mô hộ gia đình (với công suất 80l/giờ) và trường mầm non xã Cao Dương, trường mầm non Thị Vân (trên địa bàn xã Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) với công suất từ 350-400 lít nước/giờ. Tại các địa điểm này nước cấp sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khoan có nồng độ ô nhiễm Asen gấp từ 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả cho thấy, phân tích nước chưa qua xử lý hàm lượng asen là 0,148%, sau khi xử lý nước hàm lượng asen chỉ còn 0,002%, kiểm tra lần 2 sau khi lọc là 0,008% (tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế là 0,01%).
ThS Phạm Đình Kiên - Trưởng phòng Môi trường, thành viên tham gia thực hiện đề tài cho biết: trong quá trình chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị lọc sử dụng vật liệu lọc Nano từ Cộng Hòa Liên Bang Nga, ban chủ nhiệm đề tài cũng tiếp nhận thêm công nghệ chế tạo thiết bị lọc vi sinh phục vụ nhu cầu thị trường và đặc biệt có thể ứng dụng xử lý nước uống trực tiếp tại các vùng ngập lũ. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, thời gian tới đề tài sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển nghiên cứu theo các hướng: Tích hợp thiết bị lọc asen với các thiết bị lọc thô (làm giảm nồng độ chất rắn lơ lửng, tạp chất kích thước lớn, các chất hữu cơ…) thành một bộ thiết bị lọc hoàn chỉnh có chức năng xử lý các loại chất ô nhiễm khác đảm bảo các thông số chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Cũng như chế tạo các bộ thiết bị xử lý nước di động (xách tay, đặt trên thuyền, trên xe) có ứng dụng các thiết bị lọc nano kết hợp các thiết bị lọc thông thường để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân các vùng thường xuyên bị ngập lũ.
Theo Truyenthongkhoahoc



Liên hệ: 
Mr Mạnh: 0936 122 788             
Email: ducmanh166@yahoo.com.vn

Hà Nội đang dùng nước sinh hoạt nhiễm độc

Nước máy sinh hoạt tại nhiều khu dân cư trên địa bàn Hà Nội có nồng độ amoni vượt mức cho phép hàng chục lần, có nơi nước còn chứa cả asen (thạch tín).
Nước ngầm không xử lý dễ bị ô nhiễm asen
Đây là kết quả tổng hợp của tiến sĩ khoa học Trần Văn Nhị và cộng sự (Viện Công nghệ sinh học -Viện Khoa học công nghệ VN) trong quá trình lấy mẫu thử nước máy tại các khu dân cư trên khắp địa bàn Hà Nội.
Theo đó, mẫu thử của các hộ dân dùng nước từ nhà máy nước Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai... nhiễm amoni, asen vượt mức cho phép nhiều lần. Mẫu thử từ các trạm cấp nước Bách Khoa, Phòng không không quân, Hào Nam và các trạm khu vực phía Nam Hà Nội, khu vực đường Tam Trinh đều nhiễm amoni.
Nặng nhất là các hộ dùng nước nhà máy Pháp Vân với hàm lượng amoni vượt 10-40 lần mức cho phép 1,5 mg/l. Các nhà máy Hạ Đình, Tương Mai có mức nhiễm gấp 5-13 lần cho phép. Hàm lượng asen từ nước máy Pháp Vân, Hạ Đình cao gấp 2-5 lần mức giới hạn...
Tiến sĩ Nhị, hiện là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Công nghệ sinh học, cho biết bản thân amoni (NH4+) không độc. Nhưng trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, nó chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit là chất độc hại đối với cơ thể.
Nước cùng một nguồn trước và sau khi thử định tính với amoni. Ảnh: H.H.
Trong quá trình lấy mẫu, ông Nhị đã thử định tính tại hàng chục gia đình. Chỉ tính từ sau Tết Nguyên đán, hơn 20 gia đình dùng nước máy đã được ông lấy mẫu thử và cho kết quả ngay. Điển hình nhất là tại gia đình anh Vũ Đức Thuấn, tổ 76, phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân), với 2 mẫu thử, lọ thứ nhất, chưa đầy một phút sau khi nhỏ hoá chất thử amoni, nước chuyển màu vàng đục. Lọ thứ hai được nhỏ vài giọt hoá chất để thử phản ứng nitrit, sau gần một phút, nước cũng chuyển màu tím sẫm.
Tiến sĩ Nhị cho biết, nguồn nước ở đây bị nhiễm amoni rất nặng. Thậm chí đã chuyển hoá thành nitrit độc hại. Lọ màu vàng đục là biểu hiện nước bị nhiễm amoni. Lọ màu tím biểu hiện nước nhiễm nitrit với tỉ lệ quá cao.
Cũng theo ông Nhị, nguồn gốc amoni trong nước ngầm là do tích tụ từ cặn bã, chất thải sinh hoạt, phân bón... Không chỉ Hà Nội, những vùng đồng bằng, vùng trũng tập trung đông dân cư thì nước ngầm càng dễ bị nhiễm chất này. Hoạt động khoan giếng thủ công dày đặc càng khiến cho nguồn nước ngầm dễ bị nhiễm bẩn.
Riêng việc tiếp xúc lâu dài với asen rất dễ gây ung thư da, ung thư phổi, bàng quang... Thậm chí làm rối loạn gene. Người uống nước nhiễm asen lâu ngày còn có các triệu chứng xuất hiện các đốm màu sẫm trên cơ thể, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân.
Theo tiến sĩ Trần Văn Nhị, nếu Hà Nội tiếp tục khai thác nước ngầm làm nước sinh hoạt, việc loại trừ amoni và asen là không thể. Công nghệ xử lý hiện tại bằng dàn phun mưa cấp oxy của các nhà máy nước sạch chỉ xử lý được cặn và sắt.
"Biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ amoni và asen là dùng nước sông Đà thay thế hoàn toàn nguồn nước ngầm", ông Nhị nói.
Tuy nhiên, mục tiêu của Hà Nội tới năm 2015 chỉ mới cung cấp được 200.000 m3 nước sinh hoạt cho người dân từ nguồn nước sông Đà. Trong khi người dân nội thành mỗi ngày đang dùng hơn 750.000 m3.
Năm 2002, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố tình trạng nhiễm amoni trong nước ngầm đến mức báo động ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tại nhiều tỉnh, xác suất các nguồn nước ngầm nhiễm amoni ở nồng độ cao hơn tiêu chuẩn lên tới 80%. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một phương pháp xử lý hữu hiệu nào được áp dụng tại các trạm cấp nước, nhà máy khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt.


Nguyễn Hưng
Theo: vnexpress.net

Liên hệ: 
Mr Mạnh: 0936 122 788             
Email: ducmanh166@yahoo.com.vn




NGỘ ĐỘC RAU XANH



Người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận khi chọn mua rau xanh trong mùa nắng nóng.
Liên tiếp trong những ngày gần đây, trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Tây) có nhiều người bị ngộ độc do ăn rau xanh. Đáng lo ngại là hiện nay, mỗi ngày tỉnh Hà Tây cung cấp hàng chục tấn rau xanh cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hiện tượng này gây lo ngại không nhỏ cho người tiêu dùng, nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ về rau xanh rất lớn.
Ngày 14/5, tất cả mọi người trong gia đình chị Phan Thị Hòa ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai đều bị đau bụng, buồn nôn và hơi khó thở sau khi ăn rau muống luộc. Riêng mẹ chồng chị bị ngộ độc nặng, phải đi cấp cứu tại bệnh viện mới vượt qua cơn hiểm nghèo.
Trước đó 3 ngày, gia đình các chị Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Hiền (gồm nhiều người) ở xã Cấn Hữu cũng bị ngộ độc nhẹ sau khi ăn dưa chuột không gọt vỏ và rau bắp cải luộc.
Các gia đình này đều cho biết, rau mà họ mua về trông bề ngoài vẫn xanh tươi như bình thường và trước khi ăn họ đều rửa kỹ nhiều lần và ngâm trong nước sạch từ 5 đến 10 phút.
Cán bộ y tế tại địa phương cho PV TTXVN biết, đây có thể là những loại rau mới được phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích sinh trưởng, nhưng chưa đủ thời gian cho phép đã thu hoạch, đem bán cho người tiêu dùng.
Nguồn: Việt Báo

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Ô nhiễm không khí: Kẻ giết người thầm lặng


TT - Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí - đó là lời cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cuối tháng 9-2011

Ô nhiễm khí thải, bụi tại các thành phố lớn ở VN hiện đang là nỗi lo của người dân - Ảnh: H.T.V.
Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong thời gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Mức ô nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp 15 lần so với mức gợi ý của WHO.
Ngưỡng chuẩn mà WHO đề xuất là 20 microgam trong 1m3 (ug/m3). Tuy nhiên, báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ lên tới 300 ug/m3 và rất ít nơi còn đáp ứng được gợi ý của WHO.
Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 ug/m3 xuống 20 ug/m3 có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Nếu thành công, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.
Ở các nước phát triển và đang phát triển, yếu tố lớn nhất gây nên ô nhiễm không khí ngoài trời là các phương tiện giao thông gắn máy, các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các ngành nghề công nghiệp, đốt than để nấu ăn và sưởi, cũng như nhà máy chạy bằng than. Đốt gỗ và than để sưởi ấm được xem là tác nhân quan trọng với ô nhiễm không khí, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào những tháng trời giá lạnh, theo báo cáo của WHO.
Năm 2008, số người tử vong vì ô nhiễm không khí ngoài trời là 1,34 triệu người. Nếu các quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của WHO, thì khoảng 1,09 triệu cái chết đã có thể được ngăn chặn vào năm này. Số người chết như vậy đã tăng so với dự đoán 1,15 triệu người năm 2004. Việc tăng về số người thiệt mạng do nhiều nguyên nhân, như ô nhiễm tập trung, dân số ở đô thị tăng...
Tiến sĩ Maria Neira, giám đốc môi trường và sức khỏe cộng đồng của WHO, nhận định ở nhiều nước vẫn không có các quy định về chất lượng không khí, hoặc nơi nào có thì các tiêu chuẩn quốc gia và cả việc thực thi quy định đó cũng rất khác nhau.
WHO đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tăng cường tuyên truyền về các nguy cơ đối với sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra, xây dựng chính sách hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm tại các thành phố.
“Các giải pháp cho ô nhiễm ngoài trời ở thành phố sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ tình hình phát triển, nguồn gây ô nhiễm và yếu tố địa lý - tiến sĩ Carlos Dora, điều phối viên về can thiệp vì môi trường sức khỏe của WHO, cho biết - Cách tốt nhất là thông tin từ dữ liệu của WHO có thể được dùng để theo dõi xu hướng ô nhiễm không khí theo thời gian, qua đó phát hiện, cải thiện và can thiệp một cách có hiệu quả”.

Nguồn: http://tuoitre.vn